Chuyển đến nội dung chính

Khủng hoảng tuổi 20 và những áp lực đồng trang lứa

khủng hoảng tuổi 20 và những áp lực đồng trang lứa

😔CHÚNG MÌNH CÓ ĐANG NÉ TRÁNH STRESS?
Đây là câu hỏi xuất hiện thoáng qua trong tâm trí của mình khi mình đang chuẩn bị nội dung để đăng tải liên quan đến việc “mạng xã hội có thể giúp giảm stress hay không?” và mình chợt nhận ra:
Gần như bất cứ lúc nào stress mình cũng tìm đến những tác động bên ngoài để lẩn tránh nó, những cách thức mà trước đây mình sử dụng để giảm thiểu stress là nghe nhạc vui tươi, xem những video mang tính tích cực như xem trẻ nhỏ nô đùa, xem video về những con pet ngộ nghĩnh.
🤔Nhưng nó có thực sự có hiệu quả không?
Có. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn mà thôi. Nó chỉ làm bộ não tự đánh lừa chính mình rằng “tâm trạng mày đã tốt hơn rồi? Đúng chứ.” Nhưng về bản chất của vấn đề thì đâu vẫn ở đấy.
✍️Chúng mình quá bận rộn với việc học, đi làm, kiếm tiền và đối phó với những biến động của cuộc đời. Chúng mình gần như quên đi sự hiện diện của đứa trẻ bên trong, quên đi việc chăm sóc cho sức khỏe tinh thần. Thậm chí, có những thời điểm, chúng mình lao đầu vào việc “bán mình cho tư bản” để kiếm tiền, tiêu xài sức khỏe thể chất với suy nghĩ rằng “mình còn trẻ mà thời trẻ không nỗ lực thì về già chỉ có thể chịu cực khổ”.
🥺Mình cũng vậy. Có những thời điểm, mình làm việc đến kiệt sức, về nhà với tấm thân mệt lả và đầu óc trống rỗng, cố gắng tận dụng thời gian ngủ để có đủ năng lượng quay trở lại làm việc.
Và cái kết là stress trở thành người đồng hành của mình, từ việc cách vài tháng đến vài tuần rồi mỗi ngày.
Cấp độ của stress cũng ngày một lớn dần thêm và đến một thời điểm, boom, mình chẳng thể nào trốn tránh nó bằng những tác động từ bên ngoài nữa, nó như đám mây đeo đẳng mình suốt nhiều ngày và ngày một xám xịt hơn.
Vậy còn bạn bè, người thân của mình ở đâu? Tất nhiên là mình vẫn có những người bạn rất thân, những người sẵn lòng dành thời gian để nghe mình tâm sự, mình vẫn có mẹ và chị gái-những người sẵn sàng ở bên mình và nói chuyện hàng giờ với mình.
Nhưng, cô bé đang chập chững tự lập, tự trưởng thành như mình vẫn luôn tự nhủ
“ Một chút chuyện cỏn con như vậy mà mày cũng không thể giải quyết thì tự lập kiểu gì?”
“Ai cũng có cuộc sống và những nỗi bận tâm riêng, sao cứ phải làm phiền người khác như vậy, tự bản thân mình cũng có thể vượt qua được.”
Nhưng đâu ai biết rằng, dưới hình ảnh vui cười, cố tỏ ra mình ổn, cố tỏ ra mình đủ chín chắn, trưởng thành là một tâm hồn còn yếu đuối và cần được vỗ về.
👉Và thế là mình nhận ra, chúng mình cần giải quyết stress từ bên trong mà không phải cứ mãi né tránh, dọn nó sang một bên để lo những chuyện mà chúng mình cho là quan trọng hơn trước.
🫶Chúng mình nên cố gắng mở lòng hơn, chia sẻ với gia đình về những chuyện mà bản thân băn khoăn, dành thời gian để đi chơi hay gọi cho bạn bè ít nhất một lần/một tháng, dành thời gian để quan tâm, chăm sóc đứa trẻ tinh thần của chúng mình hơn như cách mình viết ra những dòng tâm sự để chia sẻ với các bạn và đóng vai là người bạn thân để tìm cách giải quyết nó.
Có những chuyện mà khi là người trong cuộc chúng mình chẳng thấy lối đi nào để bước ra khỏi rắc rối nhưng đổi một góc nhìn, thế giới sẽ trở nên khác đi.
—--------------------------------------------------------
Câu chuyện ngày hôm nay đến đây là kết thúc rồi, cảm ơn các bạn đã đọc đến những dòng cuối này và hẹn gặp lại ở những câu chuyện tiếp theo của mít ướt tập trưởng thành nhé.

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÂM SỰ CHUYỆN ĐI HỌC ĐI LÀM

  𝐁𝐚̂𝐲 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐥𝐚̀ 𝟎:𝟏𝟑 𝐩𝐡𝐮́𝐭 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟎𝟑/𝟎𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟑. 𝐍𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝟑 𝐯𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐡𝐢̉. Sau hơn 1 tháng cuống cuồng khi đi học, đi làm. 1 tháng ngã lộn nhào vài cú, khóc lóc vài lần (sương sương 1 tuần cũng 1-2 lần), burn out một số lúc và khủng hoảng về bản sắc kéo dài thì cuối cùng, tâm mình cũng đủ lặng để lên một bài viết. 𝐕𝐢𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐚𝐢 đ𝐚̂𝐲? Viết cho những người trẻ đang hoang mang không biết cuộc đời mình rồi sẽ trôi về đâu. Viết cho những người lớn đang tập lớn, cho những bạn trẻ đang cố gắng quăng mình ra cuộc đời để nó tôi luyện bản thân và cũng viết cho chính mình - cô gái 21 tuổi với những xáo động, lo lắng mỗi đêm. 𝐕𝐢𝐞̂́𝐭 𝐠𝐢̀ đ𝐚̂𝐲? Viết về những ngày bộn bề, viết về những lần nửa đêm nằm khóc thút thít tới 2h sáng rồi tự thấy bản thân mình vô dụng hay viết về những lần tan làm tới khuya rồi ngồi trầm ngâm trên xe buýt? Viết về những thành tựu đã đạt được, những lời khen, những sự tán dương? Không. Đ𝑜̛𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑖̀...

HỌC TẬP HAY BẠN BÈ?

  HỌC TẬP HAY BẠN BÈ? Có thể ngay khi đọc tiêu đề này, các bạn sẽ cảm thấy “Con bé viết bài này có những suy nghĩ thật kỳ lạ?” “Sao nó thực dụng đến thế?” “Sao có thể đem bạn bè ra để so sánh với học tập?.” Vâng. Chính bản thân mình cũng nhiều lần phán xét bản thân khi đứng trên điểm nhìn của người bên ngoài và nhìn lại về nhưng suy nghĩ của bản thân. Để mình kể cho bạn nghe về một cô sinh viên với sự 3 không của cô ấy: Không còn tham gia các hoạt động ngoại khóa Không đi làm thêm Không tham gia những cuộc thi Chính 3 cái không ấy đã khiến cô ấy đặt nặng vấn đề học tập lên trên hết dù biết rằng, điểm số không phải thứ quyết định tất cả mà cái điều quan trọng hơn là kiến thức bạn học được, là những việc mà bạn có thể làm sau này. Dù vẫn luôn nhắc nhở bản thân là thay vì để ý quá nhiều vào điểm số thì mình nên đặt trọng tâm vào việc tiếp thu kiến thức và vận dụng những kiến thức đó như thế nào vào thực tế nhưng trong tâm trí của một con bé từ nhỏ đến lớn vẫn luôn hừng hực ngọn lửa củ...

KHI KHÔNG CÒN MUỐN LÀM TRUNG TÂM CỦA VŨ TRỤ

  “KHI KHÔNG CÒN MUỐN LÀM TRUNG TÂM CỦA VŨ TRỤ” “Bạn không phải là cái rốn của vũ trụ đâu” “Đừng lúc nào cũng muốn làm trung tâm của sự chú ý” Câu nói này nghe quen nhỉ. Hầu hết chúng mình đều nghĩ là “Đúng rồi. Mình không nên như vậy” NHƯNG CHÚNG TA CÓ THỰC SỰ LÀM ĐƯỢC? Ngay đến khoa học cũng chỉ ra rằng, mong muốn được quý trọng, được thể hiện bản thân, được công nhận là nhu cầu của con người (Cụ thể: tầng thứ 4: Nhu cầu được quý trọng; tầng thứ 5: nhu cầu được thể hiện bản thân trong tháp nhu cầu của Maslow). Cho nên nói thì dễ nhưng làm thì khó. Não của chúng mình vẫn luôn ghi nhớ những câu nói ở đầu bài nhưng đa phần nó chỉ được áp dụng khi chúng ta nhìn nhận về người khác. Chúng ta giỏi về chỉ ra lỗi sai của người khác nhưng lại như người mù khi đối diện với lỗi sai, nhu cầu được công nhận, tự thể hiện của chính mình. Bản thân mình chính là một minh chứng sống cho điều đó. Lúc nhỏ, mình khá hiếu thắng và luôn mong muốn mọi người yêu quý mình. Nhu cầu này càng được củng cố bởi...